Lợn đất tiết kiệm

Tục lệ nuôi "heo đất" có từ bao giờ?

Tác giả: Dương Ngọc Tùng Ngày đăng: 28/01/2022

Được dùng để tích trữ tiền xu hoặc tiền giấy, chú lợn đất phổ biến không chỉ ở các nền văn hoá phương Đông mà còn ở nhiều nước phương Tây khác như Anh, Mỹ, Đức, Hà Lan, Ý, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha… Mặc dù ở mỗi quốc gia, lợn đất lại có một tên gọi khác nhau, như “lợn đất”, “ngân hàng tiền xu”, “ngân hàng lợn con” nhưng công dụng của chúng thì không hề thay đổi là dùng để cất giữ những đồng tiền lẻ, tiền xu khuyến khích trẻ em biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.

Từ xa xưa, con nguời đã biết để dành tiền trong những chiếc bình, lọ, rương nhưng chỉ đến thế kỷ XVI, XVII thì hình ảnh những chú lợn đất mới xuất hiện và thay thế những chiếc bình giản dị bằng đất sét. Hiện nay ở Trung Quốc vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn những chú lợn đất có niên đại từ hơn 100 năm trước.

Còn ở phương Tây, lợn đất được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như “piggy bank” (ngân hàng lợn con), “penny bank” (ngân hàng tiền xu, tiền lẻ) hay “money box” (hộp đựng tiền). Có thể nói, lợn đất là một trong những món đồ gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Nếu bố mẹ của chúng thường gửi tiền tiết kiệm vào những ngân hàng để lấy lời thì trẻ em cũng có ngân hàng riêng của chúng, chỉ khác là ngân hàng này không sinh lời và được bày hết sức trang trọng trong tủ. Chính vì vậy, lợn đất còn được gọi là “still bank” (ngân hàng không sinh lời).

Rất thịnh hành vào đầu thế kỷ XIX, “ngân hàng tiền xu” thường mang hình dáng những chú lợn xinh xắn, được làm bằng gốm, sứ hoặc nhựa. Ở Mỹ, thói quen “nuôi” lợn đất phát triển mạnh vào khoảng thập niên 1950. Hầu hết các trẻ em thời đó đều được khuyến khích nuôi lợn đất đến khi không còn chỗ để nhét thêm tiền xu thì mới được đập vỡ lợn. Số tiền lấy được từ lợn đất một phần được dùng để mua đồ chơi, sách truyện, quần áo, còn lại sẽ được gửi vào ngân hàng.

Ngày nay, lợn đất ngày càng giống một ngân hàng hơn và “chiều chuộng” trẻ con hơn bởi chúng thường có một lỗ nho nhỏ, giúp trẻ lấy tiền ra dễ dàng. Những chú lợn hiện đại còn có cả một bộ đếm điện tử giúp bọn trẻ biết chúng đang có bao nhiêu tiền, đồng thời giúp trẻ ghi chép lại những khoản tiền đã chi tiêu.

Công ty Keian, Nhật Bản thậm chí còn chào bán cả loại “ngân hàng lợn đất kỹ thuật số” là I-Piggy và I-Panda có thể nhận biết giá trị những đồn tiền xu chúng vừa được “cho ăn”, sau đó thông báo tổng giá trị trên một màn hình tinh thể lỏng. Chủ nhân của I-Piggy còn có đặt ra cho mình một mốc “nuôi” lợn, và khi đạt đến mức này, chú lợn thông minh sẽ reo vang thông báo.

Theo các nhà nghiên cứu thì từ “ngân hàng lợn đất” – piggy bank bắt nguồn từ “pygg jar” trong tiếng Anh. “Pygg” là tên một loại đất sét được dùng để làm bình, lọ (pygg jar) rất thông dụng trong các gia đình thời xưa. Trước đây, người ta thường dành dụm tiền và bỏ vào trong những chiếc bình bằng đất nung này.

Bạn đang xem: Tục lệ nuôi "heo đất" có từ bao giờ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0967143366
Liên hệ qua Zalo
Messenger
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đã xem